Tủ điện là gì? Công dụng của thiết bị?
Tủ điện là nơi chứa các thiết bị điện như biến áp, Aptomat, đồng hồ, nút nhấn, công tắc, khởi động từ,… Đồng thời, sản phẩm này cũng có tác dụng bảo vệ thiết bị điện, hệ thống điều khiển.
Tùy vào nhu cầu sử dụng thực tế bạn sẽ chọn loại tủ điện gia đình hoặc tủ điện công nghiệp. Thiết bị được sử dụng rộng rãi vì có những công dụng thiết thực sau:
- Tủ bảo vệ linh kiện, thiết bị điện khỏi tác động của nước, bụi bẩn, nhiệt độ cao.
- Vỏ tủ điện có khả năng cách nhiệt đối với các hệ thống điện điều khiển.
- Khoá tủ điện giúp bảo mật hệ thống điện khỏi sự xâm phạm không được phép.
- Giúp người dùng dễ vận hành, tiếp cận tới những bộ phận quan trọng trong hệ thống điện.
Cấu tạo tủ điện
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tủ điện khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều được cấu tạo từ những phần sau đây:
Vỏ tủ điện
Phần này có kết cấu chắc chắn, chứa đựng phụ kiện tủ điện bên trong. Vỏ tủ điện giúp bảo vệ các thiết bị điện khỏi tình trạng hỏng hóc do các yếu tố từ môi trường, côn trùng, bụi bẩn,..
Vỏ tủ điện có 3 loại phổ biến với thiết kế và công dụng riêng biệt. Cụ thể như sau:
- Vỏ tủ điện trong nhà: Thường được thiết kế có chân đế, đặt trên sàn hoặc treo tường.
- Vỏ tủ điện ngoài trời: Chân đế đặt trên nền, tai treo trên cột và mái dốc nước.
- Vỏ tủ điện đặc biệt: Thiết kế bằng vật liệu có khả năng chống ăn mòn cao, chống nước tốt,…
Phần chứa đựng bên trong
Bên trong tủ điện bao gồm nhiều thiết bị quan trọng như Aptomat, Nút nhấn, Rơ le. Ngoài ra còn có thêm các thành phần khác phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế. Ví dụ như loại tủ điện công nghiệp được thiết kế thêm lưới lọc bụi, quạt hút tủ điện, Relay bảo vệ pha, đèn báo, biến tần,…
Phân loại tủ điện theo vị trí lắp đặt
Dễ nhận thấy, tủ điện giúp bảo vệ vật tư, thiết bị bên trong khỏi các tác động từ môi trường. Đồng thời, dòng này đảm bảo sự an toàn cho người vận hành, hạn chế tối đa tình trạng điện giật. Dựa theo vị trí lắp đặt thiết bị được phân ra làm 2 loại như sau:
Tủ điện trong nhà
Tủ điện trong nhà thường làm từ các như Thép, Nhôm, Nhựa ABS, Inox,… Tuỳ thuộc vào môi trường ẩm ướt hoặc khô thoáng sẽ lựa chọn chất liệu sao cho phù hợp. Một số thiết bị được đục lỗ, loại bỏ chốt để lấy ống dẫn, cáp, đầu nối ra bên ngoài nhằm sử dụng dễ dàng hơn.
Tủ điện ngoài trời
Trên thực tế, môi trường bên ngoài vô cùng khắc nghiệt nên đòi hỏi tủ điện phải có chất lượng tốt. Theo đó, thiết bị này sẽ được sản xuất với độ bảo vệ IP rất cao. Nhờ đó, thiết bị sẽ chống lại được nhiều điều kiện thời tiết như nắng, mưa, độ ẩm, côn trùng,…
Khi khách hàng lựa chọn tủ điện ngoài trời nên lưu ý tới một số vấn đề. Cụ thể như sau:
- Lựa chọn tủ điện cho môi trường ẩm ướt nên chọn chỉ số bảo vệ từ IP 66 trở lên.
- Tủ điện lắp đặt ở môi trường khô, nhiều bụi bẩn cần lựa chọn chỉ số bảo vệ IP 65.
- Ngoài ra, khi mua tủ điện lắp đặt ở môi trường ngâm lâu trong nước cần chọn chỉ số bảo vệ IP 68.
- Chọn tủ điện cần lưu tâm tới khả năng chống cháy, chịu nhiệt. Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng thiết bị có khả năng chịu được 950 độ C và chống cháy lên đến 3h.
Lợi ích thiết thực khi sử dụng tủ điện
Không phải ngẫu nhiên tủ điện được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điện. Tất cả nhờ vào những lợi ích thiết thực nhất định phải kể đến sau đây:
Đảm bảo sự an toàn và tiện ích
Tủ điện chính là giải pháp bảo vệ lý tưởng cũng như phòng ngừa các sự cố điện tốt nhất. Việc lắp đặt hệ thống này giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng hoả hoạn, lũ lụt.
Hiện nay có nhiều cách thiết kế tủ điện an toàn như:
- Tủ điện chứa hệ thống quản lý điện, kết nối điện thay thế. Điển hình như công tắc, công tắc tắt máy, cầu chì.
- Tủ điện được sử dụng cho việc bảo vệ hệ thống điều khiển. Nhờ đó, đảm nhận vai trò quan trọng trong mạch điện, tránh xa tình trạng hư hỏng.
- Tủ điện có khả năng chứa hệ thống phích cắm. Điều này giúp cho việc quản lý, kết nối nguồn được tốt nhất.
Tiện lợi trong quá trình thi công
Trên thực tế, các loại tủ điện thường được thiết kế với tính năng di động. Thiết bị này giúp điều khiển hoạt động của bảng điều khiển chuyên dùng. Nhờ đó, chúng giúp cho hệ thống điện hoạt động trực tiếp từ lưới điện khi kết nối đến máy phát điện. Điều này đã hỗ trợ đắc lực trong quá trình thi công.
Trên đây là những phân tích chi tiết về công dụng, phân loại, cấu tạo và lợi ích của tủ điện. Hi vọng bạn đã có được kiến thức hữu ích sau khi đọc xong bài viết này. Nếu cần thêm bất cứ giải đáp nào khác bạn hãy kết nối tới chuyên trang để được hỗ trợ ngay hôm nay.